Phân tích các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động được luật lao động Việt Nam điều chỉnh

Luật lao động Việt Nam không chỉ điều chỉnh quan hệ lao động mà ngoài ra, nó còn điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Đó là những quan hệ phát sinh từ quan hệ lao động, gắn liền với việc sử dụng lao động hoặc làm ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ lao động. Theo pháp luật hiện hành, những quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động bao gồm: .

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10618 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động được luật lao động Việt Nam điều chỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật lao động Việt Nam không chỉ điều chỉnh quan hệ lao động mà ngoài ra, nó còn điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Đó là những quan hệ phát sinh từ quan hệ lao động, gắn liền với việc sử dụng lao động hoặc làm ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ lao động. Theo pháp luật hiện hành, những quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động bao gồm: 1, Quan hệ việc làm: Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực giải quyết, đảm bảo việc làm cho NLĐ trong xã hội. Để thực hiện mục đích này, Nhà nước với tư cách là người quản lí, định hướng thị trường lao động, phải đề ra và thực hiện chủ trương, chính sách đúng đắn về việc làm, các thiết chế hỗ trợ cho thị trường lao động được hình thành, .... Điều đó hình thành nên nhiều mối quan hệ mà chất lượng của nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, tính bền vững, ... của quan hệ lao động, tạo điều kiện cho quan hệ lao động hình thành và đan xen với quan hệ lao động nên được luật lao động điều chỉnh đồng bộ. Quan hệ việc làm thể hiện ở ba loại chủ yếu sau đây: - Quan hệ giữa Nhà nước, thông qua các cơ quan chức năng để xác lập và thực hiện các chính sách việc làm với các công dân, tổ chức được hưởng các chính sách việc làm đó; - Quan hệ giữa các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dịch vụ việc làm với khách hàng; - Quan hệ đảm bảo việc làm giữa người sử dụng lao động và NLĐ. 2. Quan hệ học nghề: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và sự cạnh tranh giữa những NSDLĐ trong sản xuất, giữa những NLĐ trên thị trường đã đẩy vấn đề họ nghề lên tầm quan trong mới. Khi đó, quan hệ học nghề được thiết lập. Quan hệ học nghề là những quan hệ giữa người học nghề và cơ sở dạy nghề với mục đích học nghề để làm việc theo yêu cầu của thị trường. Quan hệ này vừa có thể là một quan hệ độc lập, vừa có thể là một quan hệ phụ thuộc quan hệ lao động. Quan hệ học nghề bao giờ cũng phát sinh trên cơ sở hợp đông học nghề. Việc học nghề phải tuân thủ các quy định của pháp luật lao động. 3. Quan hệ bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động: Các chủ thể khi tham gia quan hệ lao động có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, chủ yếu là các quyền và nghĩa vụ trong lao động. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ này, nếu một trong các chủ thể gây thiệt hại về sức khỏe, lợi ích của bên kia thì giữa họ phát sinh quan hệ về bồi thường thiệt hai. Những quan hệ bồi thường thiệt hại do các chủ thể của quan hệ lao động gây thiệt hại cho nhau khi thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động được pháp luật lao động quy định chặt chẽ. Các quan hệ bồi thường thiệt hại có thể chia làm ba loại: - Quan hệ bồi thường thiệt hại về tài sản; - Quan hệ bồi thường do vi phạm hợp đồng; - Quan hệ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người lao động. 4. Quan hệ giữa tập thể lao động hoặc đại diện của họ với bên sử dụng lao động: Công đoàn với tư cách là đại diện cho tập thể NLĐ, tham gia vào mối quan hệ với bên sử dụng lao động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ như: việc làm, tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác. Vì vậy, quan hệ giữa NSDLĐ với tổ chức Công đoàn thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động. Ngoài ra, Công đoàn còn là người đại diện cho lực lượng lao động xã hội trong mối quan hệ với Nhà nước khi hoạch định chính sách, pháp luật, trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động. 5. Quan hệ bảo hiểm xã hội: Việc đảm bảo đời sống cho NLĐ khi họ mất hoặc giảm khả năng lao động, hay hết tuổi lao động được Nhà nước đảm bảo bằng nhiều loại quỹ khác nhau, trong đó có quỹ bảo hiểm xã hội. Qua trình đảm bảo các điều kiện vật chất cho NLĐ có liên quan chặt chễ đến với quan hệ lao động, vì vậy được các quy phạp pháp luật lao động điều chỉnh. Quan hệ bảo hiểm xã hội gồm hai nhóm: - Quan hệ trong việc tạo thành quỹ bảo hiểm; - Quan hệ trong việc chi trả bảo hiểm xã hội. 6. Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động: Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động giữa các chủ thể của quan hệ lao động có thể phát sinh các tranh chấp về quyền và lợi ích. Sự bất đồng đó làm phát sinh các tranh chấp lao động. Khi không thể tự dàn xếp, các bên sẽ nhờ các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp cần thiết. Khi đó quan hệ giải quyết lao động được thiết lập. Tùy thuộc vào tính chất của tranh chấp và thủ tục cần thiệt mà cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng, quan hệ giải quyết tranh chấp lao động còn có thể do những ngành luật khác điều chỉnh. 7. Quan hệ giải quyết đình công: Đình công có thể phát sinh do tập thể lao động không thỏa mãn với quyền và lợi ích chung hiện có nhưng yêu cầu của họ không được NSDLĐ chập nhận. Khi đó tập thể lao đông thường sử dụng quyền đình công, biện pháp gây sức ép về kinh tế để thực hiện được yêu sách về quyền và lợi ích. Trong trường hợp các bên không thể thương lượng, hòa giải, các cơ quan cs thẩm quyền sẽ đứng ra giải quyết. Quan hệ này không chỉ phát sinh từ quan hệ lao động mà kết quả quá trình giải quyết đình công còn có thể tác động đến quan hệ lao động ở mức độ nhất định nên do luật lao động điều chỉnh. 8. Quan hệ quản lí nhà nước về lao động: Quan hệ về quản lí lao động là quan hệ quan hệ giữa Nhà nước hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các cấp, ngành, doanh nghiệp hoặc NSDLĐ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụng lao động. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý lao động của mình, Nhà nước có quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật lao động. Mục đích của quan hệ này là nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động và lợi ích chung của xã hội, đảm bảo cho các quan hệ lao động đã xác lập được hài hòa, ổn định, thúc đẩy phát triển sản xuất, do đó quan hệ này là đối tượng điều chỉnh của luật lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động được luật lao động Việt Nam điều chỉnh.doc
Luận văn liên quan